Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Thay Đổi Chu Kỳ Kinh Nguyệt

   Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt là gì? Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có gây ảnh hưởng gì không? Mời chị em theo dõi bài viết ngay sau đây để có câu trả lời.

Thông thường, 28 ngày là thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt. Nếu chênh lệch trong khoảng từ 20 – 35 ngày vẫn được coi là bình thường, tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt mà ít hơn hoặc dài hơn khoảng thời gian trên sẽ là vấn đề kinh nguyệt bất thường mà chị em cần lưu ý.

[caption id="attachment_7487" align="aligncenter" width="500"]Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt[/caption]

Nguyên nhân thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Căng thẳng, lo lắng gây thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Thường xuyên ở trong trạng thái lo lắng, căng thẳng sẽ làm cho lượng hoocmon adrenaline và cortisol trong cơ thể tăng cao. Đây là những hoocmon có ảnh hưởng trực tiếp đên việc ức chế phóng thích các loại hoocmon liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó để hạn chế thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần học cách căng bằng cảm xúc, giải toả tâm lý, hoặc chơi một số môn thể thao nhẹ giúp thư giãn như yoga, đi bộ, thiền, …

Cân nặng cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Việc thừa cân hay thiếu cân đều là vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể, khi thừa cân, béo phì thì lượng estrogen sẽ ở mức cao do các sự tăng sinh các tế bào chất béo. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 30 – 47 % phụ nữ béo phì bị rối loạn kinh nguyệt. Còn khi thiếu cân dẫn đến việc thiếu các tế bào chất béo nên lượng hoocmon estrogen trong cơ thể cũng bị giảm đi. Trong khi đây là loại hoocmon ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của buồng trứng, từ đó tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em.

Lối sống, thói quen hàng ngày khiến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Hút thuốc lá: nhiều nghiên cứu đã cho thấy hút thuốc lá không chỉ có hại cho sức khoẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích: có thể làm giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ và biểu hiện ban đầu chính là thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

[caption id="attachment_7488" align="aligncenter" width="500"]Hút thuốc là có thể là nguyên nhân gây thay đổi chu kỳ kinh nguyệt Hút thuốc là có thể là nguyên nhân gây thay đổi chu kỳ kinh nguyệt[/caption]

Mặc quần áo quá chật: Polyester trong đồ lót chính là nguyên nhân làm cho thân nhiệt của bạn tăng lên và noãn phát triển sai lệch bình thường. Tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, kim loại nặng, … đều ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và sức khoẻ tổng thể của các chị em. Ốm đau, bệnh tật: những bệnh  như tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, giang mai, bệnh lậu, … đều có nguy cơ tác động gây thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

Dùng thuốc gây thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Những loại thuốc điều trị bệnh như thuốc chống rối loạn tinh thần, thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, steroids… đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của các chị em. Các loại hoocmon trong cơ thể đều có sự kết nối với nhau và tác động đến nhau dù chúng sinh ra ở nhiều tuyến khác nhau. Chưa kể đến một số hoocmon có thể giống nhau và làm cho thuốc chúng ta uống vào có thể bị lệch mục tiêu, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt đôi chút. Do đó, bạn cũng không cần quá lo lắng khi thấy trễ kinh một vài ngày, nhưng nếu kỳ kinh của bạn sớm hoặc trễ hơn 1 tuần thì bạn cần đi khám.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội trứng đa nang buồng trứng là tình trạng nội tiết tố bị rối loạn, ảnh hưởng đến tuyến yên và gây rối loạn kinh nguyệt. Nếu bạn không có kinh trong thời gian dài mà không phải bạn đang mang thai hay cho con bú thì rất có thể bạn đã mắc PCOS. Ngoài chu kỳ kinh nguyệt thất thường, người bị PCOS cũng có những triệu chứng đặc trưng như mọc nhiều mụn trứng cá, rậm lông trên mặt hoặc sau lưng do nội tiết tố bị mất cân bằng. Vì vậy nếu thấy những dấu hiệu này bạn cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa sớm nhất có thể.

Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng thế nào

Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là mong muốn của hầu hết các chị em. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được điều này. Nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ và khả năng mang thai. Vậy thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng thế nào?.

[caption id="attachment_7489" align="aligncenter" width="500"]Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng thế nào Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng thế nào[/caption]

Sức khỏe suy giảm

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ, làm cho sức khoẻ bị suy giảm. Kinh nguyệt không đều khiến các chị em thường hay ở trong tình trạng bực bội, cáu giận, lo lắng, mệt mỏi.

Thiếu máu kéo dài

Rối loạn kinh nguyệt thường kéo theo tình trạng thiếu máu do lượng máu mất đi quá nhiều. Kèm theo sự mất máu là cơ thể bị thiếu sắt. Những người có kinh nguyệt không đều, rong kinh thường hay bị đau đầu, cơ thể mệt mỏi, choáng ngất, …

Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa

U xơ tử cung, ung thư buồng trứng, các bệnh về nội mạc tử cung, … là những bệnh phụ khoa ở nữ giới có thể gây ra thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Đây là những bệnh rất nguy hiểm có thể cướp đi thiên chức làm mẹ của các chị em. Bên cạnh đó, kinh nguyệt không đều cũng gây cho quá trình vệ sinh vùng kín gặp nhiều khó khăn. Không cẩn thận, chị em có thể dễ bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, …

Nguy cơ vô sinh hiếm muộn

Các nghiên cứu cho thấy, kỳ rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường, chu kỳ rụng trứng sẽ nằm vào khoảng giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt liên kề nhau. Do đó, nhiều chị em đã dựa vào cách tính ngày rụng trứng để mang thai. Nhưng cách này chỉ chính xác với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Còn trường hợp rối loạn kinh nguyệt, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt thì không thể áp dụng cách tính như vậy, hơn nữa việc thụ thai cũng gặp khó khăn hơn.

Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý vì thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, vừa có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa, vừa là cảnh báo về tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ. Tình trạng này gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ sinh sản của các chị em, làm giảm khả năng mang thai nên không thể chủ quan, xem nhẹ. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. hy vọng rằng bài viết có thể giải đáp được những thắc mắc của chị em. Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc cần giải đáp chị em vui long gửi mail về trang thông tin theo địa chỉ: chuyenkhoaphukhoa.vn@gmail.com. Chúc chị em luôn mạnh khỏe. Thân !

Theo: Phụ nữ

Coi thêm ở : Thay Đổi Chu Kỳ Kinh Nguyệt

Vòng một phái đẹp thay đổi thế nào trong suốt thai kỳ

Nhũ hoa sẫm màu hơn và tăng đường kính trong tuần thai thứ chín; sữa non xuất hiện ở tuần thứ 16.

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Một trong những khác biệt rõ rệt chính là bộ ngực. Dưới đây là những thay đổi của bộ ngực theo từng tuần thai kỳ, theo Boldsky.

vong-mot-phai-dep-thay-doi-the-nao-trong-suot-thai-ky

Ảnh: Boldsky.

Tuần 1 đến 4

Tuần 1 là giai đoạn nang trứng trong dạ con. Thay đổi đầu tiên xảy ra với vú là sự phát triển của tuyến sữa và nụ túi. Những thay đổi này đạt đến đỉnh điểm vào tuần thứ hai khi trứng thụ tinh. Ngực sẽ căng cứng vào khoảng tuần thứ ba và đây được xem là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Lưu lượng máu đến vùng ngực tăng lên vào khoảng tuần thứ tư, tạo ra sự nhạy cảm xung quanh núm vú. Vì vậy, thai phụ sẽ có cảm giác ngứa ran.

Tuần 5 đến 8

Cấu trúc tế bào của ngực phụ nữ trải qua một sự thay đổi lớn để hỗ trợ việc cung cấp sữa. Hormone lactogens tiết ra trong quá trình mang thai có tương tác với vú. Sự phát triển của mô tuyến vú và tuyến sữa làm cho ngực lớn hơn. Các sắc tố xung quanh nhũ hoa bắt đầu trở nên đậm hơn để giúp bé xác định vị trí ngậm khi bú sữa mẹ. Tất cả những điều này xảy ra xung quanh tuần thứ năm và thứ sáu của thai kỳ.

Trong tuần thứ bảy, kích thước vú tăng lên đáng kể, thậm chí là 650 g ở mỗi bên do estrogen và progesterone. Các vân mạch máu sẽ xuất hiện trong tuần thứ tám dưới da của ngực, do sự tăng trưởng của tĩnh mạch để giúp cung cấp máu tốt hơn đến bộ phận này. Đặc biệt, lúc này trên mặt quầng vú rải rác có chừng 4 và 28 chấm nhỏ nhô lên gọi là các hột Montgomery có tác dụng giữ cho da mềm mại, ngăn cản vi khuẩn.

Tuần 9 đến 12

Núm vú sẫm màu hơn và tăng đường kính trong tuần thứ chín. Thêm vào đó, một hòn nono thứ phát triển. Tuần 10 là thời gian thai phụ cần thay áo ngực mới bởi kích thước ngực đã lớn hơn rất nhiều. Trong tuần 12 có thể xảy ra tình trạng tụt núm vú, tức là thay vì nhô ra ngoài lại tụt vào trong tuyến vú.

Tuần 13 đến 16

Tuần hoàn máu tăng mạnh trong tuần thứ 13 và tuần thứ 14. Từ tuần 16, vú bắt đầu tiết sữa non chứa chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng sức đề kháng cho em bé khi bú sữa này.

Tuần 17 đến 20

Chất béo được tích tụ trong ngực vào tuần thứ 18. Tuần thứ 20 các vết rạn da xuất hiện, đặc biệt là ở dưới vú. Tuy nhiên, một số người không bị rạn da.

Tuần 21 đến 24

Vú bây giờ đã phát triển đến kích thước lớn hơn khiến chị em liên tục phải thay đổi áo ngực. Bạn nên chọn các loại áo ngực thoải mái để lưu thông máu tốt. Đặc biệt nên chọn áo có chất liệu thấm mồ hôi tốt vì thời điểm này ngực có xu hướng đổ mồ hôi nhiều do chất béo tích tụ.

Tuần 25 đến 28

Trong tuần thứ 26, ngực tiếp tục phát triển và thường xuyên rò rỉ sữa non. Ngực thực sự đã sẵn sàng để sản xuất sữa vào tuần thứ 27 cho em bé của bạn. Tuy nhiên, progesterone sẽ ngăn ngừa sự bài tiết của sữa cho đến khi bé được sinh ra. Đến tuần thứ 28, các mạch máu dưới bề mặt da xung quanh vú hiện lên rõ rệt, sắc tố xung quanh núm vú và lưu thông máu tăng lên. Các tuyến sữa bắt đầu giãn nở.

Tuần 29 đến 32

Mồ hôi xuất hiện trên ngực là một vấn đề xảy ra xung quanh tuần thứ 30 do các mạch máu bị giãn ra bởi lưu lượng máu cao. Vì vậy bạn cần phải vệ sinh, thậm chí hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần điều trị để tránh bị nhiễm trùng. Tuần 32 là thời gian tránh sử dụng xà phòng trên vùng ngực, vì những vết sưng nhỏ xung quanh núm vú tiết bã nhờn để giữ ẩm da. Dấu hiệu giãn nở càng trở nên rõ ràng hơn.

Tuần 33 đến 36

Cùng với việc tiết bã nhờn, sữa non có thể chảy ra nhỏ giọt. Sự gia tăng progesterone để ngừa bài tiết sữa càng làm cho ngực có vẻ đồ sộ hơn. Thời điểm này bạn cũng cần thay đổi size áo ngực cho phù hợp.

Tuần 37 đến 40

Màu sắc của sữa non thay đổi từ xám, vàng đến nhợt nhạt và không màu. Ngực thai phụ "trưởng thành" hoàn toàn vào tuần thứ 38, sẵn sàng chờ bé yêu ra đời. Đặc biệt, khi bạn massage ngực sẽ sản xuất ra hormone xytocin giúp cảm thấy thoải mái hơn.

Thu Hiền

Coi bài nguyên văn tại : Vòng một phái đẹp thay đổi thế nào trong suốt thai kỳ

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

5 Biểu Hiện Rối Loạn Kinh Nguyệt Thường Gặp

   Chị em phụ nữ thường hay kinh nguyệt không đều, chậm kinh hay tắt kinh,… Đây đều là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của người phụ nữ, tuổi dậy thì, sinh con, hay mãn kinh. Vậy rối loạn kinh nguyệt có những biểu hiện gì để nhận biết hay chỉ đơn giản là chậm kinh, tắt kinh?

Những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Biểu hiện của kinh nguyệt phản ánh sức khỏe của phụ nữ, khi bị rối loạn kinh nguyệt cứng tỏ sức khỏe của chị em đang gặp phải vấn đề. Vậy thì những dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt là gì?

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt
Thứ nhất: chính là số ngày ra kinh và chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ từ 28 đến 32 ngày với lượng máu khoảng 80- 200ml. Số ngày hành kinh thường từ 3 đến 7 ngày. Nếu chu kì kinh nguyệt ít hơn hoặc nhiều hơn từ 28 đến 30 ngày và lượng máu ra ít hơn trong khoảng 3-7 ngày thì chứng tỏ bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt. 

Thứ hai: kinh nguyệt vón cục hoặc ra máu đen khác thường. Nhiều trường hợp có thể mất kinh nhiều tháng liên tiếp hoặc không có kinh. Nếu gặp phải trường hợp này bạn nên đến gặp bác sĩ ngày để được tư vấn biện pháp điều trị. 

Thứ ba: cảm giác đau bụng dữ dội khi đến tháng, có thể phải dùng đến thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau và cảm giác khó chịu. Đau bụng kinh là biểu hiện thường xảy ra trước hoặc trong thời gian hành kinh, tuy nhiên mức độ đau bụng của mỗi người là khác nhau. Nếu đột nhiên bạn bị đau bụng dữ dội thì đây chính là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Thông thường đau bụng kinh thường gây đau bụng dưới và hay xảy ra ở độ tuổi dậy thì hoặc khi còn trẻ. Đau bụng kinh quá mức sẽ làm cản trở đến cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. 

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt
Thứ tư: là những biểu hiện về tâm lý. Thông thường đến chu kỳ kinh nguyệt các chị e thường cáu gắt, căng thẳng, tính khí thất thường, hay bực bội với mọi thứ xung quanh. Trong thời gian này, nội tiết tố nữ bị rối loạn, không ổn định làm kinh nguyệt bị rối loạn. Nếu những biểu hiện này ngày càng nặng và thường xuyên thì bạn nên điều trị rối loạn kinh nguyệt để giảm bớt mức độ. 

Thứ năm: những biểu hiện của cơ thể xuất hiện trước và trong thời gian hành kinh. Cơ thể mệt mỏi, đầy hơi, đau ngực, da mặt xạm, xuất hiện nhiều mụn. Đây là những biểu hiện thường gặp khi đến tháng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này xuất hiện ở mức độ nặng và thường xuyên thì rất có thể bạn đang mắc chứng rối loạn kinh nguyệt. 

Rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chị em, nó còn là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, cần điều trị kịp thời tránh để lâu ngày sẽ mang lại ảnh hưởng xấu cho cơ thể.